Cá chình biển
Cá chình biển, hay còn có tên gọi khác là cá chình bông, là loài cá di cư, theo bản năng sinh sản, cá chình sẽ di chuyển ra cửa biển và tìm địa điểm thích hợp để đẻ trứng. Cá con sau khi nở trôi dạt vào bờ biển, cửa sông, vùng nước ngọt kiếm mồi và sinh trưởng. Sau khi lớn lên, chúng lại di cư ra biển để đẻ trứng và tạo thành một vòng tuần hoàn như vậy. Chúng rất khó nuôi nhân tạo nên được khai thác tự nhiên.
Cá chình bông có thân hình trụ dài, vảy xếp thành hình chiếc chiếu. Đầu tròn, mắt bé, miệng hơi nhếch, môi dày, lưỡi tự do không dính vào đáy miệng. Một con cá chình trưởng thành có màu vàng với nâu xanh đến đen trên lưng, bụng màu trắng, con nhỏ có màu hơi xám đến vàng, chiều dài từ 40 – 50cm, chiều dài thân gấp 7 lần chiều dài đầu. Đây là loài cá ăn động vật nên chúng có hàm răng nhỏ xếp trên hai hàm.
Thịt cá chình biển lúc nào cũng thơm ngon, dai dai, da giòn hơn so với cá chình nuôi. Chúng có bộ xương rấy chắc khỏe nên chứa một lượng kẽm, magie rất có lợi cho phụ nữ đang mang thai và cho con bú, giàu chất đạm, dùng để nấu cháo cho trẻ nhỏ rất tốt.
Là loài cá có nhiều đạm, nổi tiếng về sự bổ dưỡng, thịt béo thơm nên chế biến thành món ăn nào cũng ngon, cái ngon ngọt tự thân cá chình mà có không dùng hóa chất. Tại nhà hàng Hải sản Làng Chài, cá chình được chế biến thành cá chình nướng giềng mẻ và cá chình om chuối đậu – là hai món ăn được thực khách yêu thích nhất khi đến đây.